Thực tập sinh Nhật Bản là gì? Xuất khẩu lao động Nhật Bản có phải là thực tập sinh không?

4
5449

Thực tập sinh Nhật Bản là gì? Khi mới bắt đầu tham gia tìm hiểu việc xuất khẩu lao động Nhật Bản, chúng ta sẽ gặp ngay những thuật ngữ như “Thực tập sinh”,”thực tập kỹ năng”,…Vậy Thực tập sinh là gì? Nó có liên quan gì tới xuất khẩu lao động Nhật Bản không? Hãy đọc bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé.

 

1. Thực tập sinh là gì?

Thực tập sinh (実習生-jisshuuseihay gọi đầy đủ là thực tập sinh kỹ năng (技能実習生- ginou jisshuusei) là tên gọi chung của người nước ngoài khi họ tham gia chương trình thực tập kỹ năng tại Nhật Bản.

Nhật Bản đóng vai trò là quốc gia phát triển chuyển giao kiến thức, công nghệ, kỹ thuật … cho các nước đang phát triển như Việt Nam.

Mục đích của chương trình này là hợp tác trong việc “phát triển nhân lực” chịu trách nhiệm phát triển kinh tế đất nước.

– Có 3 giai đoạn thực tập kỹ năng:

  • Thực tập kỹ năng số 1: Thời gian 1 năm.
  • Thực tập kỹ năng số 2: Thời gian 2 năm.
  • Thực tập kỹ năng số 3: Thời gian 2 năm.

Thực tập kỹ năng số 1: Khi nhập cảnh vào Nhật Bản, thực tập sinh sẽ tham gia quá trình đào tạo khoảng 1 tháng tại Nghiệp đoàn. Kết thúc khóa đào tạo, TTS sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn thực tập và làm việc tại xí nghiệp tiếp nhận với tư cách “Thực tập sinh kỹ năng số 1”

Thực tập kỹ năng số 2: Kết thúc giai đoạn thực tập kỹ năng số 1, TTS sẽ phải thi để chuyển giai đoạn và tiếp tục thực tập, làm việc tại xí nghiệp tiếp nhận với tư cách “Thực tập sinh kỹ năng số 2”

Tổng thời gian của 2 giai đoạn này là 3 năm. Và phần lớn các ngành nghề đều áp dụng thực tập kỹ năng số 2. Một số ngành chỉ dừng lại ở giai đoạn thực tập kỹ năng số 1.

Đây là lý do vì sao khi các bạn TTS khi thi tuyển đầu vào thường nghe các cán bộ tư vấn “đơn 3 năm” hay “đơn 1 năm”.

Thực tập kỹ năng số 3: Giai đoạn này chỉ áp dụng được 1 số ngành đặc thù và tùy theo yêu cầu của xí nghiệp tiếp nhận. Các bạn TTS sau khi kết thúc giai đoạn thực tập kỹ năng số 2 sẽ phải thi chuyển giai đoạn để trở thành thực tập sinh kỹ năng số 3.

Tuy nhiên, phần lớn các ngành nghề sau khi kết thúc giai đoạn thực tập kỹ năng số 2 (3 năm) sẽ về nước.

2. Xuất khẩu lao động có phải thực tập sinh không?

– Như đã nói ở trên, chương trình thực tập sinh là để lao động Việt Nam được sang Nhật Bản để học hỏi kiến thức, kỹ năng của Nhật Bản rồi về Việt Nam tiếp tục giúp phát triển kinh tế cho Việt Nam

Chương trình này là điều kiện để bạn được cấp tư cách lưu trú “Thực tập sinh kỹ năng” để được làm việc tại Nhật Bản.

– Khi thực tập tại các xí nghiệp ở Nhật Bản, bạn vẫn được làm những công việc như người Nhật vẫn đang làm, được trả lương và đóng bảo hiểm đầy đủ như một người lao động bình thường nên bản chất của thực tập sinh vẫn là một người đi lao động chứ không chỉ đi học tập.

Chính vì thế, ở Việt Nam thay vì nói với nhau là đi thực tập sinh Nhật Bản, chúng ta vẫn gọi chung là đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cho dễ hiểu.

– Có thể gọi chương trình thực tập sinh là xuất khẩu lao động Nhật Bản nhưng chưa hẳn xuất khẩu lao động là chỉ có thực tập sinh vì ngoài tư cách “thực tập sinh” còn có tư cách “Kỹ thuật viên”, “Kỹ năng đặc định,….. và một số tư cách khác để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.

(Đọc thêm các bài viết về chương trình “Kỹ năng đặc định” tại đây)

Hy vong bài viết trên đây là sẽ giúp bạn hiểu thêm về mục đích và ý nghĩa của thực tập sinh là gì. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin vui lòng để lại câu hỏi dưới mục bình luận bên dưới nhé. 

4 BÌNH LUẬN

  1. Chồng em có đỗ đơn hàng hồi cuối tháng 8 năm 2017 tới nay giữa tháng 12 rồi mà chưa có tư cách cư trú . liệu có trục trặc gì không ạ. Em cám ơn ạ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here